Link:INB Home|INB English| INB русский язык|INB العربية|INB Türkiye|INB فارسی|INB Español|INB Français|INB Português|INB Deutsch|INB 國語|INB 中文|INB 日本语|INB 한국어|INB ภาษาไทย|INB tiếng Việt||[khoa học tự nhiên] Phát hiện dạng hệ hành tinh mới
INB tiếng Việt Forum
hoan nghênh(Công nghiệp & Boffin Native) Thời đại công nghiệp ở đây là đầy đủ tinh thần chiến đấu, bạn và tôi đều thông qua không gian mạng này với Native tinh thần Boffin sinh học đến các phòng thí nghiệm điên. nhà INBforum.com, vn-inbforum.forums2u.com
INB tiếng Việt Forum
hoan nghênh(Công nghiệp & Boffin Native) Thời đại công nghiệp ở đây là đầy đủ tinh thần chiến đấu, bạn và tôi đều thông qua không gian mạng này với Native tinh thần Boffin sinh học đến các phòng thí nghiệm điên. nhà INBforum.com, vn-inbforum.forums2u.com
INB tiếng Việt Forum

hoan nghênh(Công nghiệp & Boffin Native) Thời đại công nghiệp ở đây là đầy đủ tinh thần chiến đấu, bạn và tôi đều thông qua không gian mạng này với Native tinh thần Boffin sinh học đến các phòng thí nghiệm điên. nhà INBforum.com, vn-inbforum.forumotion.com


You are not connected. Please login or register

《《《《《《《上一页INBforum   Go down

上一页INBforum》》》》》》》Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1[khoa học tự nhiên] Phát hiện dạng hệ hành tinh mới Empty [khoa học tự nhiên] Phát hiện dạng hệ hành tinh mới Sat Mar 23, 2013 11:31 am

Admin


Admin
Dựa vào dữ liệu chương trình Sứ mệnh Kepler của NASA, các nhà thiên
văn công bố phát hiện về hai hệ hành tinh “quỹ đạo kép” mới – nơi các
hành tinh quay quanh hai ngôi sao (sao đôi). Công trình này chứng minh
những hành tinh quanh hai mặt trời không phải là ngoại lệ hiếm có, mà
thực chất phổ biến lên đến con số hàng triệu trong dãy Ngân Hà.

Hai hành tinh mới phát hiện, có tên Kepler-34b và Kepler-35b, cùng
thể khí với kích thước tương đương Sao Thổ. Kepler-34b quay quanh hai
ngôi sao bằng Mặt trời của chúng ta với quỹ đạo 289 ngày, sao đôi quay
quanh nhau theo quỹ đạo và mỗi 28 ngày nhật thực một lần. Dạng nhật
thực này cho phép chúng ta xác định chính xác kích thước mỗi ngôi sao.
Kepler-35b quay quanh sao đôi nhỏ hơn (80% và 89% so mới Mặt trời) với
quỹ đạo 131 ngày, sao đôi này quay quanh nhau và nhật thực mỗi 21 ngày.
Cả hai hệ hành tinh này nằm trong chòm sao Thiên Nga, Kepler-34 cách
Trái đất 4.900 năm ánh sáng, Kerpler-35 cách 5.400 năm ánh sáng, là hai
trong số các hành tinh xa nhất từng được phát hiện.

[khoa học tự nhiên] Phát hiện dạng hệ hành tinh mới 954-hehanhtinhmoi



Dù được Khoa học và khoa học giả tưởng tiên đoán từ lâu, sự tồn tại
một hành tinh “quỹ đạo kép” quay quanh sao đôi vẫn không được khẳng
định chắc chắn, cho đến khi phát hiện hành tinh Kepler-16b. Cũng như
Kepler-16b, hai hành tinh mới cũng di chuyển ngang bề mặt sao đôi,
khẳng định rõ ràng sự tồn tại của chúng. Chỉ khi Kepler-16b được phát
hiện, nhiều câu hỏi được đặt ra về bản chất hành tinh quỹ đạo kép – quỹ
đạo, khối lượng, bán kính, nhiệt độ… của chúng ra sao? Và phần lớn câu
hỏi là: Liệu Kepler-16b chỉ là sự may mắn? Với việc khám phá ra
Kepler-34b và Kepler-35b, các nhà thiên văn giờ đây có thể trả lời
nhiều câu hỏi liên quan, và bắt tay vào nghiên cứu dạng hành tinh hoàn
toàn mới này.



“Trước đây chúng ta tin rằng môi trường xung quanh sao đôi là quá
hỗn độn để hình thành một hành tinh quỹ đạo kép, nhưng vì ba hành tinh
như thế đã được phát hiện nên chúng ta biết khả năng, hoặc có thể, có
ít nhất vài triệu hành tinh như vậy trong dãy Ngân Hà". Dẫn đầu nhóm
nghiên cứu gồm 46 người, William Welsh từ Đại học San Diego State nói.

Laurence Doyle từ Học viện SETI ở Moutain View California phát biểu:
“Với báo cáo này, Ngành học hành tinh quỹ đạo kép tương đối – một lĩnh
vực nghiên cứu mới – đang được thành lập".

Khám phá được thực hiện nhờ ba khả năng độc đáo của kính thiên văn
không gian Kepler: độ chính xác cực cao, khả năng quan sát đồng thời
160.000 ngôi sao và liên tục đo độ sáng của chúng trong một thời gian
dài. Thêm vào đó, việc sử dụng kính thiên văn mặt đất để đo vận tốc các
ngôi sao là rất cần thiết để khẳng định về các hành tinh. “Công việc
tìm kiếm các hành tinh quỹ đạo kép vẫn đang tiến hành, chúng tôi hi
vọng sẽ còn được sử dụng kính thiên văn Kepler trong nhiều năm nữa".
Joshua Carter chia sẻ từ Trung tâm Vật lý thiên văn Havard-Smithsonian
ở Cambridge, Massachusetts.



Một hành tinh quỹ đạo kép có hai mặt trời, thay vì một. Khoảng cách
từ nó đến sao đôi liên tục thay đổi do chuyển động quỹ đạo của sao đôi,
lượng ánh sáng hành tinh nhận được vì thế cũng thay đổi đáng kể. “Những
hành tinh này có thể có kiểu khí hậu điên rồ mà không có loại nào có
được", Jerome Orosz khẳng định từ Đại học San Diego State. “Mỗi năm ở
đây bốn mùa sẽ trôi qua theo chu kì nhiều lần, cùng với chênh lệch
nhiệt độ khủng khiếp".

Welsh nói thêm, “Hệ quả của những biến động khí hậu bất thường lên
vận động của khí quyển, và chủ yếu là sự tiến hóa trên các hành tinh
quỹ đạo kép có sự sống, là chủ đề hấp dẫn mà chúng ta chỉ mới bắt tay
khám phá".]

https://vn-inbforum.forumvi.com

上一页INBforum   Go down

上一页INBforumXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Copyright ©2009-2010 LTD Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 3.0 Unported License.

IT:SINGLESERVGoogle谷歌翻译TranslateFORUMSOFTLAYERGoogle谷歌广告联盟AdSenseAsia

 

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất